Xu thế tất yếu - Chuyển Đổi Số
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào giai đoạn đầu của kỷ nguyên cách mạng công nghệ lần thứ 4 ( gọi tắt là 4.0 được hiểu là Cuộc Cách mạng công nghiệp kết hợp và ứng dụng công nghệ số trong tất cả các lĩnh vực hoạt động) tạo ra xu thế nền kinh tế số toàn cầu.
Cộng với đại dịch Covid-19 đã và đang thay đổi cuộc sống, thói quen của con người. Chúng ta chưa biết được khi nào đại dịch Covid 19 kết thúc, nhưng chúng ta biết chắc chắn một điều sẽ chết hoặc là phải thay đổi.
Chúng ta không thể sản xuất, kinh doanh hay vận hành, tổ chức , lưu trữ và giao thương theo mô hình cũ trong khi xã hội ai ai cũng ứng dụng các công nghệ số thông minh tiện lợi . Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh đã chứa cả ngàn tính năng tiện lợi để thực hiện việc liên lạc,giao dịch, quản lý, điều khiển từ xa...thì việc vận hành sản xuất ứng dụng mô hình cũ sẽ cồng kềnh, mất thời gian, không hiệu quả, lãng phí, chồng chéo và tất yếu bị đào thải. Ứng dụng công nghệ mới vừa tiết kiệm nhân lực, tài chính, thời gian vừa hiện đại tiện lợi và giá thành thấp, thị trường rộng mở và cạnh tranh công bằng thì tất yếu nắm bắt được sẽ như cá chép hóa rồng.
Mọi tổ chức, chính phủ cũng như tập đoàn hay doanh nghiệp đều gấp rút tận dụng cơ hội sống còn và vươn lên này.
Thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển DN công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số,
công nghiệp 4.0, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.
Theo nghiên cứu của Tập đoàn Microsoft (Mỹ) tác động từ chuyển đổi số sẽ đóng góp 25% GDP tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2019 (năm 2017 là 6%); năm 2021 sẽ là 60%. Chuyển đổi số cũng sẽ giúp tăng năng suất lao động vào năm 2020 là 21%; cùng với đó 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong 3 năm tiếp theo...
Năm 2020 chứng kiến sự khó khăn rất lớn của cộng đồng DN khi mà dịch Covid đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng tới các quốc gia trên thế giới, khiến kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng. Rất nhiều DN không có đầu ra, thị trường truyền thống bị thu hẹp lại do giãn cách, sự phụ thuộc vào các trung gian, vẫn phải chịu chi phí duy trì hoạt động dẫn đến doanh thu đã sụt giảm trên 50%. Số lượng DN nhỏ tạm ngừng hoạt động vào khoảng 24%, số lượng DN thành lập mới sụt giảm 15%.
Phần lớn các DN Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và thiệt hại vô cùng lớn, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, sức chống chịu còn nhiều hạn chế. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, trong năm 2020, có :
101.719 DN rút lui khỏi thị trường, tăng 13,9% so với năm 2019.
- bao gồm: 46.592 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn.
- 37.663 DN tạm ngừng hoạt động chờ giải thể.
- 17.464 DN hoàn tất thủ tục giải thể.
Mặc dù chính phủ nỗ lực hàng loạt biện pháp quyết liệt để hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy đầu tư công, kích cầu tiêu dùng, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư... đã được triển khai nhưng khả năng phục hồi và tăng trưởng vẫn diễn ra chậm.
Không còn con đường nào khác, chuyển đổi số được xem là chìa khóa cốt lõi, là con đường duy nhất để vận hành doanh nghiệp không chỉ ứng phó linh hoạt với biến động ngoại cảnh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, mà còn là giải pháp hiệu quả nhất giúp các DN nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, rút ngắn khoảng cách, phát triển và cạnh tranh bền vững với chi phí tiết kiệm để DN bắt kịp với xu thế của cuộc CMCN 4.0 toàn cầu.
Tất nhiên miếng bánh béo bở thì ai cũng muốn có phần nhưng có phần như thế nào thì chúng ta cứ mơ hồ và lạ lẫm, chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Khái niệm chuyển đổi số chưa chính xác, cách thức chuyển đổi thế nào còn chưa hình dung hết, phải tận dụng chuyển đổi số ra sao chưa thể xác định được.
Biết là còn nhiều hạn chế về năng lực, vốn, công nghệ nhưng vẫn chúng ta vẫn phải nỗ lực ứng dụng công nghệ và thực hiện chuyển đổi số thật nhanh. Đồng thời,cả Chính phủ cũng như các bộ, ban, ngành cũng nhanh chóng nhập cuộc ,ưu tiên đầu tư đưa ra những giải pháp hỗ trợ nhằm giúp lực lượng doanh nghiệp Việt Nam nắm được không chỉ chuyển đổi về công nghệ mà còn chuyển đổi số hóa,tiếp thu và ứng dụng 4.0 thành công trong tương lai.
Trong Dự thảo Đề án Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu chung thuộc tốp 4 ASEAN về xếp hạng số hóa quốc gia. Về kinh tế số, xếp hạng tốp 40
thế giới về chỉ số cạnh tranh quốc gia (năm 2020 tốp 50); công nghiệp số đạt ít nhất 25% GDP (2020 đạt 15%)...
Vậy, câu hỏi to đùng và nguyên sơ .Chuyển đổi số là gì? Làm thế nào để chuyển đổi số thành công ? Ai có thể có cái nhìn toàn diện đa chiều về chuyển đối số?
Rất đơn giản, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi tổ chức kinh doanh số gồm 2 phần, chuyển đổi và số. Phần số nghĩa là bất cứ công nghệ, máy móc và con người được kết nối với nhau… việc chuyển đổi về công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số.
Phần thứ hai là chuyển đổi – nghĩa là sự thay đổi trên toàn quy mô đối với các hợp phần thiết lập ban đầu của doanh nghiệp. Từ mô hình vận hành đến hạ tầng cơ sở, xuất phát điểm là ngành nào: xây dựng, kinh doanh, tài chính giáo dục hay y tế… tất cả đều trong quá trình thay đổi buộc phải thay đổi.
Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các DN công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Năm 2021 là năm đầu tiên của một giai đoạn mới và con đường phát triển chính đó là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, CMCN lần thứ 4, chuyển đổi số. Chính vì vậy, phát triển DN công nghệ số Việt Nam, năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam triển khai sáng kiến hỗ trợ DNNVV chuyển đổi số bằng các nền tảng số được sản xuất bởi người Việt Nam (chiến lược Make in Vietnam). Bộ đặt mục tiêu trong năm 2021 sẽ có 50 nghìn DNNVV tiếp cận với chương trình. Trong đó, tối thiểu 30 nghìn DN sẽ được trải nghiệm miễn phí các nền tảng. Với sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng DN, trong những năm tới sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, góp phần thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Để Việt Nam có thể tận dụng hiệu quả chuyển đổi số cần phải có khung kĩ thuật, những kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp Việt.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về chuyển đối số, những lợi ích mà nó mang lại và làm thế nào để bắt đầu hành trình chuyển đổi số sang Công nghiệp 4.0 việc thành lập Hội Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Chuyển Đổi Số Việt Nam là hết sức cấp bách và cần thiết.
Hội sẽ là nơi hội tụ đủ nhân lực và tài lực để giúp các doanh nghiệp có câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi “là gì”, “tại sao”, “thế nào”, “ai”, “khi nào”…
Quy tụ nguồn nhân lực chủ chốt được lựa chọn kĩ từ đội ngũ tiên phong có nhận thức và kinh nghiệm nhiều năm tìm hiểu về chuyển đổi số, có những công trình nghiên cứu và ứng dụng thành công về chuyển đổi số sẽ đưa ra những chia sẻ,
trao đổi, gợi mở để từ đó mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp tự tìm lấy câu trả lời của chính mình, nhận thức được vấn đề của mình để vạch được lộ trình, kế hoạch hành động để chuyển đổi số , tháo gỡ khó khăn, bắt kịp xu hướng và áp dụng công nghệ 4.0 thành công.
Quy tụ đủ các nguyên lãnh đạo, cố vấn tham chính kinh tế chính trị quốc gia lắng nghe và trao đổi, lấy ý kiến đóng góp hai chiều để xây dựng hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời xây dựng kinh tế quốc gia.
Hội tụ các doanh nghiệp đa lĩnh vực, đa dịch vụ tạo sân chơi lành mạnh , giao lưu chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Kết nối và thể hiện trách nhiệm xã hội. Ngoài phát triển giá trị và lợi ích kinh tế còn phải mang lại được cộng hưởng và lan tỏa giá trị nhân văn trong các dự án từ thiện , giúp đỡ cộng đồng, cải thiện môi trường... Xây dựng một hệ sinh thái dành cho doanh nghiệp phát triển đa chiều, toàn diện. Có sức ảnh hưởng và truyền cảm hứng trong hàng ngũ Hiệp hội thời đại 4.0